QUY TRÌNH ĐÀO TẠO

Bước 1: Khảo sát nhu cầu đào tạo
Sau khi tiếp xúc và tìm hiểu nhu cầu cũng như định hướng đào tạo, những kỳ vọng của Lãnh đạo Quý Đơn vị, các chuyên gia của KASH sẽ tiến hành phân tích, đánh giá và tư vấn trực tiếp nhằm xác lập mục tiêu đào tạo cụ thể, phù hợp với nhu cầu riêng và đặc thù của doanh nghiệp, sau đó lên tổng quan chương trình đào tạo với các nội dung cơ bản nhất và gửi tới Quý Khách hàng để cùng thống nhất sơ bộ nội dung đào tạo.
Bằng việc khảo sát sơ bộ ở bước 1, KASH và Quý Khách hàng đã lên được khung chương trình đào tạo, thống nhất với nhau những nội dung cơ bản cần đào tạo. Ở bước này, các chuyên gia của KASH sẽ tiến hành tiếp xúc với các đối tượng học viên của khóa đào tạo để nắm được hiện trạng của đội ngũ nhân viên, tìm hiểu chi tiết về những kiến thức liên quan đến khóa học, những mặt mạnh, mặt yếu của học viên, công việc hằng ngày của họ liên quan đến chương trình học và những khó khăn họ gặp phải.

Bước 2: Thiết kế chương trình đào tạo
Sau khi đã nắm được mục tiêu đào tạo, thời lượng, đối tượng học viên, ưu nhược điểm của từng đối tượng, trên cơ sở đó các chuyên gia sẽ thiết kế chương trình đào tạo, biên soạn tài liệu giảng dạy với nội dung phù hợp nhằm đảm bảo tối ưu về mặt hiệu quả và tính kinh tế cho doanh nghiệp có nhu cầu.

Bước 3: Tổ chức đào tạo
Căn cứ vào chương trình đào tạo cụ thể và phương án triển khai đã thống nhất, Đội ngũ triển khai lớp học bao gồm trợ giảng, quản lý lớp học... sẽ tiến hành chuẩn bị phòng học, dụng cụ học tập... sử dụng để giảng dạy và cung cấp cho học viên.
Đội ngũ chuyên gia của KASH cũng sẽ tiến hành phân bổ nội dung chương trình cũng như cách thức truyền tải của từng phần sao cho đảm bảo tính phù hợp nhất với đặc thù của nhóm đối tượng tham dự.
KASH sẽ phối hợp với Khách hàng trong quá trình triển khai đào tạo theo đúng kế hoạch đã đề ra. Trong quá trình triển khai, KASH cử cán bộ theo dõi, quản lý lớp học và thu thập những thông tin phản hồi của học viên về công tác tổ chức, nội dung khóa học, giảng viên... để có những điều chỉnh kịp thời nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả khóa học

Bước 4: Đánh giá định kỳ sau đào tạo
Bước này sẽ thực hiện theo sự yêu cầu của Doanh nghiệp, và tùy theo mức độ đánh giá sẽ phát sinh thêm những hạng mục công việc mới mà hai bên cùng thống nhất trước khi thực hiện.
Công tác đánh giá sau đào tạo có thể được tiến hành thông qua một trong số các phương pháp như sau:
- Thực hiện bài kiểm tra trực tiếp vào cuối khóa;
- Phỏng vấn trực tiếp từng học viên hay nhóm đại diện sau đào tạo;
- Đánh giá thông qua việc thực hiện đề tài / kế hoạch ứng dụng sau khóa học;
- Đánh giá trực tiếp sau thời gian đào tạo (1 tháng/ 3 tháng/ 6 tháng...)…
Mục tiêu chính của việc đánh giá này là nhằm giúp cho các nhà quản lý, doanh nghiệp tham gia đào tạo có thêm thông tin, luận chứng, cơ sở để xây dựng giải pháp phát triển nguồn nhân lực tiếp theo, góp phần phát huy tối đa sở trường của đội ngũ cũng như hạn chế tối thiểu các khuyết điểm (nếu có) của các học viên